Tình Lính

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 NguyenvanPhap ChauvanTung DiLinhR

Từ lớp học PCT , không mấy ai tưởng ra một cách chính xác tương lai sẽ ra sao sau khi rời nhà trường. Riêng phần các nam sinh, một số đông đã chọn binh nghiệp sau những biến động chính trị , quân sự trong thập niên 1960 .Vùng Đà Nẵng lại càng cụ thể hơn do sự kiện quân bộ chiến M đổ bộ lên Nam Ô, mùa Hè 1965.
 Học sinh PCT đầu tiên hiến th
ân cho quê hương miền Nam là Thiếu Úy Biệt Kích Đặng Ngọc Khiết (PCT 54-60) bị cộng sản xử bắn tại Ninh Bình.

DANGNGOCKHIETSIQUANBIETKICH
 Lần tử trận ( 11/6/1965) của Cố Trung Úy
Trần Trí Dũng ( PCT 54-60) , Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù là một cái tang lớn không phải chỉ riêng của trường PCT , mà chung cho tất cả học sinh Đà Nẵng ( kể cả trường người Hoa , Thọ Nhơn Học Hiệu ).

TranTriDungTuTranR
 Học sinh PCT chưa nên hàng tướng lãnh ( vì chưa đủ hạng tuổi ), nhưng những danh tính như Đỗ Hữu Tùng ( PCT 52-56 ) của Binh chủng TQLC , cùng rất nhiều người Vị Quốc Vong Thân đã xác chứng : Cựu Học Sinh PCt cũng là những sĩ quan quân đội vô vàn tận tụy , sẵn sàng hy sinh , tình nguyện tận hiến . Câu chuyện bình thường sau đây của một cấp Chuẩn úy trong quân chủng Hải Quân là một minh chứng .Chuyện của Vũ Huân, PCT niên khóa 195 ( ? ).
Những cựu HS/PCT đi về phía đối phương là một chuyện khác.

NguyenvanNamTuTranR

Hạnh bước xuống tàu với chiếc sắc tay , trong đó có thêm hai bộ quần áo trận  , một bản đồ ,và tờ đặc lệnh truyền tin . Ống dòm không cần vì trên tàu có sẵn do Hải Quân Mỹ để lại .

Hạnh vừa tân đáo đến giang đoàn này trưa hôm qua. Sáng nay , Hạnh nhận công tác . Đây là lần đầu tiên Hạnh tuần tiểu trên vùng đất Quảng Nam , gần nhà . Đơn vị Hạnh đồn trú sát Cửa Đại , nhìn ra phía đông , là dãy Cù- Lao- Chàm. Cũng vẫn là những chiếc tàu PBR có tốc độ cực nhanh so với ghe thuyền . Không có ghe thuyền nào chạy thoát nổi khi chúng rượt bắt .

Ở đâu cũng vậy , cấp chuẩn úy thường bị lính “ bắt nạt “, nhất là trong hoàn cảnh tân đáo đơn vị . Đó là lời các đàn anh đã dặn dò. Đặc biệt lính giang đoàn của Hải Quân – thường cận kề sinh tử – tính ngông nghênh càng dễ có .

Hạnh làm ra vẻ thản nhiên , nhờ hai thuyền trưởng tập họp nhân viên lại . Rồi Hạnh nói giọng gây thiện cảm : “ Chào tất cả anh em ! Chắc mọi người đều biết Tôi mới tân đáo đơn vị . Mặc dù đã làm công tác tuần tiểu trong nhiều tháng , nhưng sông rạch Miền Nam khác ở đây . Nhìn trên bản đồ , cũng không bằng anh em đã trải qua thực địa . Vì vậy , nếu Tôi cần biết điều gì , mong anh em vui lòng hổ trợ “.

Hạnh nói tiếp : “Mọi việc đã sẵn sàng chưa ?”

Hai thuyền trưởng trả lời : “Rồi , Ông Thầy ! “

Thuyền trưởng Nhật đưa đề nghị : “Trên đường đi , Ông Thầy cho ghé chợ Hội An để mua thức ăn nấu cơm “

Hạnh trả lời : “Được “  và nói thêm : “Anh em cho Tôi góp tiền chợ ! “

Thuyền trưởng Nhật nói : “Ông Thầy lâu lâu mới đi chung với chúng tôi , tiền chợ không đáng bao nhiêu , để chúng tôi lo “ .

Hạnh từ tốn : “ Không được !  Tôi cũng có lương . Anh cầm số tiền này , nếu thiếu nói Tôi đưa thêm. Đừng để Tôi phải áy náy “

Hai chiếc tàu từ từ rời bến Cửa Đại . Sau khi ghé chợ Hội An , thuyền trưởng Vân đưa Hạnh ly cà phê và nói : “ Mời Ông Thầy uống cà phê “.

Hạnh nhận và nói lời cám ơn, rồi thầm nghĩ : “Những câu nói thiện cảm đã có tác dụng “.

Tàu tiếp tục ngược dòng về phía thượng nguồn  sông Thu Bồn . Trời giữa xuân mát dìu dịu , nước sông xanh ngát một màu , bên kia cù lao Cẩm Nam lớn với những ruộng bắp xanh tốt đang ra hoa , hứa hẹn một vụ mùa như ý . Hạnh ngồi ở đầu mũi tàu , nhâm nhi ly cà phê , thả khói thuốc , và ngắm phong cảnh . Mọi thứ đều mới mẻ đối với Hạnh , vì thực sự , đây là lần đầu tiên Hạnh đến Hội An và sẽ sống chung với sông nước Quảng Nam .

Tàu qua cầu Câu Lâu mới . Hai nhịp cầu cũ bị cộng sản đánh sập vẫn còn đó , tàu đi qua phải cẩn thận vì nước xoáy .Phía nam cầu Câu Lâu là trại định cư An Trường, nơi tiếp nhận đồng bào  tỵ nạn cộng sản . Xa hơn một chút , về bên phải là sông Vĩnh Điện ,chảy qua xóm Tứ Câu , rồi đổ vào Sông Hàn – Đà Nẵng . Đây là con sông độc nhất để giang đoàn Hạnh đưa tàu ra Đà Nẵng sửa chửa và đưa tàu sửa xong về . Rồi tàu đến cầu xe lửa Kỳ Lam , đã bị cộng sản giật sập hai đoạn , nhưng không sửa chửa lại , vì lúc này giao thông không dùng đường hoả xa nữa .

Khu vực trách nhiệm của Hạnh hôm nay , từ phía nam cầu Câu Lâu đến phía bắc cầu Kỳ Lam . Lòng sông từ đoạn này bắt đầu nhỏ dần , phơi bày bờ lở bờ bồi nhiều hơn . Hạnh cố gắng ghi nhớ những nét đại cương về địa hình , để khi cần có thể moi từ óc ra .

Thế là Hạnh đã xuôi ngược trên con sông Thu Bồn với nhiều phụ lưu và chi lưu hơn hai tháng , địa hình của những nhánh sông như đã nằm trong óc . Hôm nay , đến phiên đi tuần gặp hai tàu đi chung lần đầu . Chiều đến , Hạnh nhận lệnh từ Trung Tâm Hành Quân và mở bản đồ ra chấm tọa độ . Hạnh thầm nghĩ ,đã đến lúc “ trị đầu gấu “ trong đơn vị.

Sau bữa ăn, Hạnh cho tập họp nhân viên lại và trình bày :

Đêm nay , Chúng Ta nằm kích ở địa thế hoàn toàn bất lợi cho tàu . Bờ sông ở đây lở cao hơn tàu chừng ba mét , Chúng Ta không thể quan sát trên bờ . Để bảo đảm an ninh , Chúng Ta cần lập trạm báo động có hai người trên bờ “.

Hạnh nhìn moị người và hỏi : “Ai dám xung phong  ? “

Không ai lên tiếng – phần lớn vì chưa ai trải qua tình huống này.

Hạnh nói : “Nếu không ai xung phong , Tôi sẽ chỉ định . Người đầu tiên là Tôi “. Hạnh chỉ vào chính mình , và tiếp : “ Người thứ hai là anh Năm “ – người thủy thủ đã có những lời “ ngông nghênh , thường cho mình là gan dạ “ trong lần đầu tiên Hạnh xuống tàu này .

Trời tối đen hai tàu vào điểm phục kích . Sau khi dặn dò mật khẩu hai người mang theo hai súng M16 và rời tàu . Lên trên bờ , Hạnh dặn Năm :

Bây giờ Tôi bò trước , Anh yểm trợ . Được chừng mười mét Tôi dừng laị ra hiệu . Tôi yểm trợ và Anh sẽ bò xa hơn Tôi mười mét thì dừng lại . Sau đó Tôi sẽ lên theo “

Đêm rất quạnh vắng , hai người quan sát phía trước . Côn trùng sau thời gian im bặt lúc hai người lên bờ đã phát tiếng trở lại .

Qúa nửa đêm . Năm đánh thức Hạnh : “ Ông Thầy !Ông Thầy !Có bóng người đang đi !

Nhìn về phía tay chỉ của Năm, Hạnh thấy hai bóng người cách xa chừng 150  mét.

Năm hỏi Hạnh  : “ Bắn nghe Ông Thầy ? “

Hạnh trả lời : “ Không được, biết chừng Chúng còn đồng bọn đi sau . Anh áp tai xuống đất , nghe xem có nhiều tiếng bước chân không ?”

Năm làm theo và nói giọng thán phục  : “ Có , có nhiều tiếng bước chân . Mà sao Ông Thầy biết hay vậy ? “

“ Có gì đâu ! Quân trường dạy mà ! “  Hạnh nói.

Quả nhiên , độ 10 phút sau có chừng  20 tên đi theo sau . Năm có vẻ “ ngứa “ tay :

Bắn nghe Ông Thầy ? “

Hạnh trả lời : “ Không được , Chúng có thể chết vài tên . Nhưng sau đó , Anh với Tôi chạy xuống tàu mất 5 giây , còn 10 giây không đủ cho hai tàu rời thoát . Chúng ở trên bờ chỉ quẳng lựu đạn xuộng là Chúng Ta tiêu tùng . Vả lại , quan trọng nhất là : Tác chiến trên bờ không phải là nhiệm vụ của Chúng Ta . Biết đâu có đơn vị bộ binh nào đó đang theo dõi  Chúng . “

Rồi bóng những quân cộng sản cũng xa dần . Đêm đen vẫn yên lặng . Hạnh nói Năm đi ngủ , đến phiên Hạnh canh gác . Quá nửa đêm về sáng , hai người rời bờ xuống tàu trở lại . lúc này cần dời tàu đến điểm khác , vì mặt trăng đã ngả về phía tây , hai con tàu dễ bị nhận diện dưới ánh sáng .

Sau chuyến công tác đó , Năm và một số người cùng loại , trở nên thuần tính hơn .

Bốn con tàu đang xuôi dòng sông trở về căn cứ sau chuyến hành quân sâu vào lòng địa phận địch chừng hai mươi cây số – chuyến xâm nhập sâu nhất từ trước đến giờ . Địch bất ngờ trước sự hiện diện của Hải quân , ta thả súng tha hồ bắn rồi rút lui , nhưng không lên bờ để kiểm kê tổn thất của địch .

Tàu về gần đến cầu xe lửa Kỳ Lam , có tiếng súng nổ khắp nơi , đạn từ bờ tưới xuống bốn con tàu : địch tấn công . Anh em trên tàu vẫn đang ở tư thế nhiệm sở tác chiến , nên phản ứng lại tức thời . Tiếc rằng , vì bờ sông cao , nên hiệu qủa tác xạ không có , đạn bắn thẳng từ tàu lên chỉ nhằm dọa không cho địch ra sát bờ sông . Lúc này giá trị của những cây súng M79 quay dây bắn vòng cầu tỏ ra rất đắc dụng , chúng khiến cho địch phải kiêng dè , không dám tự tung tự tác . Bốn tàu vừa bắn vừa rút lui .

Vừa nghe tràng súng lạ , Hạnh đứng lên ngay . Rồi một tràng đạn nữa tiếp theo , Hạnh cảm thấy tia không khí lạnh xuyên qua bụng . Hạnh chưa rõ mình có bị thương hay không vì chưa cảm thấy đau , nhưng người mềm nhũn , đứng không vững nữa . Hạnh cố gắng từ từ ngồi xuống và nói với thuyền trưởng :

Thuyền trưởng ! Anh nói ông Dự tàu trước chỉ huy luôn tàu này giùm. Tôi bị thương rồi “

Nói xong Hạnh nằm vật xuống trên mũi tàu .

Tiếng súng vẫn đang nổ ác liệt , thủy thủ Năm can đảm nhảy ra khỏi ụ súng đại liên 50 , và la to : “ Ông Thầy bị thương ở bụng rồi “

Rồi Năm kéo Hạnh về phía trước một chút , đặt Hạnh vào chỗ an toàn hơn , vì Hạnh đang nằm sát thành tàu , chỉ cần con tàu lạng qua lạng lại là rơi xuống sông . Xong việc lại vào ụ súng bắn tiếp .

Tàu vừa đụng trận  , báo về căn cứ , lập tức đã nghe Thiếu tá Chỉ huy trưởng , trên máy điều động , và ra lệnh chuyển thẳng thương binh về bến đò Vĩnh Điện . Tại đây , chi khu Điện Bàn cho xe cấp cứu , chở Hạnh về bãi đáp dã chiến , làm thủ tục sơ cứu như băng vết thương và truyền nước biển . Chừng non giờ sau , một chiếc trức thăng của quân đội Hoa Kỳ đáp xuống , bốc Hạnh về Tổng Y Viện Duy Tân – Đà Nẵng . Suốt thời gian hơn hai giờ đó, Hạnh thầm trấn tĩnh mình : “ Chỉ cần về được đến bệnh viện là sẽ sống “.

Xe cấp cứu đưa thẳng Hạnh đến phòng giải phẩu , lúc này Hạnh mới có yêu cầu – vì Hạnh biết rằng lúc này mới có thể được đáp ứng . Hạnh nói với y tá trưởng : “Thượng sĩ ơi ! Ông chích cho Tôi mũi thuốc mê , rồi muốn làm gì thì làm  “

Vị thượng sĩ nhẹ nhàng an ủi : “Chuẩn úy đừng lo gì cả , chúng tôi sẽ lo cho ông ! “

Hạnh nhìn đồng hồ : gần 3 giờ rưỡi chiều . Hạnh nghe loáng thoáng có tiếng của Chỉ huy trưởng ngoài hành lang . Hạng nghĩ thầm : “Ông tận tình và nhanh thật “.

Băng ca đưa Hạnh lên bàn mổ . Ngọn đèn tròn to trên trần sáng trắng lên , y tá đưa thêm mũi thuốc vào chai nước biển . Rồi Hạnh mê đi .

Một tuần lễ sau , Hạnh được chuyển về trại Ngoại Thương 1B – Khu điều trị sĩ quan bệnh nặng . Hạnh đã được phép xuống giường đi lại chút ít . Ngày hôm sau , có người lạ đến thăm . Tưởng ai , thì ra thủy thủ Năm .

Chuyện ra , hôm đó Năm cũng bị thương lúc đang săn sóc Hạnh . Viên đạn xuyên qua bắp chân , Năm được đưa về trại quân y Hiếu Nhơn,rồi chuyển về Tổng Y Viện Duy Tân để điều trị tiếp . Vì vết thương nhẹ , nên ngày mai Năm xuất viện với một tuần lễ phép , và trở về đơn vị phục vụ như cũ . Năm cho biết sẽ về Sài Gòn thăm nhà .

Hạnh ngỏ lời cám ơn Năm thì Năm nói : “ Mình là Lính mà Ông Thầy “

Rồi Năm kể chuyện : “ Hôm đó ai cũng nói Ông Thầy thể nào cũng chết . Kinh nghiệm cho biết ai kêu la nhiều là khỏe không sao , còn ai không kêu la tức là yếu , sẽ không qua khỏi . Hôm đó lại thấy Ông Thầy không kêu la gì cả ! “

Hạnh cười : “ Lúc ấy , càng lúc càng đau . Nhưng Tôi biết mọi người đã hết sức lo cho Tôi rồi , còn kêu làm gì nữa .”

Vâng , “ Huynh đệ chi binh “ là tình lính của chúng tôi .

Vũ Huân