
We have 67 guests and no members online
Tôi từ trường TH Trần Cao Vân , Tam Kỳ, chuyển đến trường TH Phan Châu Trinh ( PCT ) vào niên khóa 1964-1965 , vào học lớp Đệ Lục 4 vì đi theo bà chị vừa mới được “ bổ” về làm việc tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, lúc đó còn xử dụng các dãy nhà xưa từ thời Pháp thuộc, nằm ờ đường Hùng Vương. Tôi còn nhớ bà chị tôi thuê một căn nhà kiểu Apartment bây giờ, trong con hẽm nhỏ, chỉ đi vừa hai chiếc xe gắn máy, bên cạnh nhà bà Đệ nỗi tiếng bán nem , ché lúc bấy giờ trên đường Nguyễn Hoàng.
Mỗi buổi sáng tôi đi học theo con đường Nguyễn Hoàng, đi ngang qua Thánh thất Cao Đài, rồi xuống thẳng đến trường PCT trên đường Lê Lợi. Lúc trời mưa, phải mặc áo mưa bằng nylon mỏng mua ở Chợ Cồn, có nón che khỏi đầu. Mùi “ thơm “ của nylon mới mỗi lần mặc nó vào làm cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ.
Lớp Đệ Lục 4 của tôi năm đó nam nữ còn học chung. Ở dưới nhìn lên , bên trái của phòng học là chỗ các cô ngồi, bên phải là bọn con trai chúng tôi.
Thời đó nếu học chung lớp đa số đều cìng trang lứa với nhau, nhưng trai gái đã khác xa về trình độ trưởng thành rất nhiều ! Tôi còn nhớ một cô học chung lớp đã có “ bồ “ đem xe jeep đến đón mỗi lần tan học. Còn tụi con trai chúng tôi thì có lẽ chỉ nghĩ bâng quơ, nhìn trộm đâu đó là cùng...Các cô học chung lớp đâu thèm để ý đến mấy chàng “ con nít “ này !
Tôi nhớ Thầy dạy Anh Văn lớp Đệ Lục 4 lúc bấy giờ là Thầy Tạ Quốc Bảo. Hình như lúc đó thầy vừa đi tu nghiệp từ Úc Đại Lợi mới về. Còn Thầy Trần Ngọc Quế thì dạy môn Công dân hay Việt Văn gì đó vì đã quá lâu rồi tôi không còn nhớ rõ. Tuy nhiên tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của Thầy Tổng Giám thị Trần Hữu Duận, mỗi lần thầy đi qua lớp học hay “ kiểm tra “ trong lúc chào cờ thì ai nấy đều phải lo theo đúng nội quy, tránh để không bị phạt...Mấy chục năm sau, bọn học trò chúng tôi đã gặp lại hai thầy Bảo và Duận tại Mỹ và dĩ nhiên ai nấy cũng có ký ức đáng yêu về trường Phan Châu Trinh để chia sẻ...
Những năm giữa thập niên 60’s sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Đà Nẵng rất đông đảo và ồ ạt. Nó đã làm thay đổi không ít bộ mặt của thành phố. Từ bến Bạch Đằng và các con đường chính đâu đâu cũng thấy các căn nhà “ cho Mỹ thuê “, trong đó tôi nhớ nhất là một toà nhà lầu cao trên đường Thống Nhất , nếu đi từ Cầu Vồng xuống, qua đường Cô Giang, thì nó nằm bên tay phải. Căn nhà to lớn này đã được quân đội Mỹ thuê, có hàng rào kẽm gai bao bọc kỹ càng chung quanh, bên hông nhà một máy phát điện ngày đêm, tiếng máy diesel làm mọi người khi đi ngang qua đều phải để ý .
Bây giờ qua bên trời Âu, ai nấy đều biết khí hậu bên này mát lạnh vào mùa đông và đa số nhà đều có máy điều hoà không khí vào mùa hè. Nghĩ lại mấy anh Mỹ qua VN lúc đó ai nấy cũng cần máy lạnh tại thành phố là điều dĩ nhiên, nếu họ không ra chiến trường. Điện lưc VN lúc đó không đủ mạnh để cung cấp cho mọi người, nên phải dùng máy phát điện “ local “ để thoả mãn nhu cầu.
Ngoài các quán bar và các căn nhà “ cho Mỹ thuê “ , thành phố cũng còn giữ được đặc tính của nó.
Thời đó tôi còn có dịp đi xem phim chiếu tin tức thời sự do Ty Thông Tin phụ trách gần rạp hát Diên Hồng, đi ăn phở ở một tiệm nổi tiếng ngon trên đường Độc Lập, hay ăn bún bò Huế tại một tiệm bình dân mà đông khách trên đường Cô Giang...Cuối tuần thì vào rạp xi – nê gần Chợ Cồn , xem phim cao bồi hay phim đấu kiếm thời La Mã. Tôi vẫn còn nhớ trước khi bước vào bên trong, người ta phát cho mình một tờ giấy tả sơ lược cốt truyện, để mình hiểu dễ hơn. Phim nói tiếng Pháp ( hay Anh ? ), phụ đề Việt Ngữ ! Bên ngoài rạp là một bích chương to tổ bố, có tên, hình của các tài tử chính và hình ảnh vẽ các lâu đài và cảnh giác đấu La Mã xưa, rất thu hút người xem.
Bên kia Chợ Cồn là một ngôi nhà nổi tiếng mà bây giờ lâu quá tôi không nhớ tên. Đi lên một chút nữa là bến xe đò, đi vô Tam Kỳ, Quảng Ngãi hay ra Huế. Cái cảnh mấy anh lơ xe dụ khách và chài khách làm tôi không quên được. Mỗi lần đi xe đạp ra bến xe để về quê Tam Kỳ, tôi luôn bị dụ là xe sắp chạy rồi , lẹ lên đi. Anh ta làm ra vẻ như xe chạy tới nơi, xách chiếc xe đạp của mình quăng lên trần xe , bảo mình vô trong xe ngồi.
Thế là bị mắc mưu ! Xe có nổ máy thật, đôi khi chạy nhúc nhích một chút, rồi lại chỗ cũ, đâu có chạy luôn đâu. Trong hoàn cảnh nầy ai lên trước phải ngồi chờ, đôi khi rất lâu mà xe đâu có chạy ra khỏi bến xe, cho đến khi anh tài xế và chú lơ xe thấy đông khách , đủ vốn hay dư ăn rồi, thì mới chạy . Mà chạy dọc đường còn “ dớt “ thêm khách lai rai , chứ đâu có chạy một mạch đâu ! Cảnh rao hét, chiêu dụ khách , không khi nào vắng . Kỹ thuật tạo “ pressure “ này thì mấy anh lơ xe lúc đó đã đi trước , các anh có học “ marketing “ bên Mỹ này. Cái mánh dụ , làm “ pressure “ thì chúng ta thấy mấy anh bán xe tại các dealers của Mỹ cũng na ná.
Thay vì lấy xe đạp của mình quăng lên trần thì mấy anh chàng “ salemen “ xin rồi giữ bằng lái xe của chúng ta luôn . Còn kỹ rhuật “ nổ máy “ chạy nhúc nhích thì bên ni mấy anh bán xe chạy vô chạy ra làm bộ như để xin được một cái “ deal “ cho mình từ manager của anh ta hay đem “ credit score “ của khách ra làm áp lực để thương lượng payment ...Ai nói “ saleman “ người Việt Nam không biết “ make deal “ từ thời đó !
***
Mù Hè 1965, được sự cho phép và khuyến khích của gia đình, tôi thi vào Đệ ngũ Kỹ Thuật Đà Nẵng và đứng hạng ba trong kỳ thi tuyển năm đó. Tôi được học bổng 3600 đồng, tiền VNCH thời bấy giờ và đủ để chi tiêu mà không cần đến sự giúp đỡ của gia đình trong cả năm. Qua năm sau vì học không giỏi được xếp hạng trong “ top 5 “ trong lớp nên không còn tiếp tục được nhận số tiền đó nữa ! Thế là “ cung thiên di “ của tôi bắt đầu từ đây . Nói về “ cung thiên di “ , có lẽ tôi cũng phải tin thôi vì nay nghĩ lại rôi xa nhà từ lúc còn nhỏ, khi còn ở bậc tiểu học !
Học được 3 năm tại trường Kỹ Thuật Đà Nẵng là tôi lại chuyển trường vô Sài Gòn học hai năm chót của bậc trung học tại trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Sau khi đậu Tú tài tôi vào học một năm MPC tại Đại học Khoa Học Sài Gòn , rồi lại xin đi du học tại Ý Đại Lợi từ năm 1971, rồi qua Mỹ 1979 . Rõ ràng là tôi xa nhà và đi “ lung tung “ từ khi còn bé, khi học tiểu học tôi đã xa gia đình về ở bên ông bà Ngoại tại làng Kim Đới , gần biển Thủy.
Khi chuyển qua học trường Kỹ Thuật Đà Nẵng thì ra thuê nhà ở vì bà chị tôi đã xin về Sài Gòn làm việc tại Bộ Y Tế...Tôi vẫn còn nhớ những lần làm biếng nấu ăn, một người em con bà dì tôi và tôi rủ nhau đi ăn tối tại quán cơm bình dân bên cạnh Hội Việt Mỹ trên đường Độc Lập. Cơm giá rẻ, có ba món canh, xào, mặn. Ăn cũng vừa đủ no chứ không có màn “ all you can eat” đâu. Ăn xong tôi đạp xe đạp về lại khu biển Thanh Bình. Tác giả Tràm Cà Mâu có viết một bài trên đặc san này với đề tựa “ Mưa Trên Biển Thanh Bình “ . Và khi đọc câu chuyện tôi vẫn hình dung lại cái cảnh mà chính tôi đã từng trải qua. Thỉnh thoảng trước hay sau khi ăn cơm, tôi ghé vào Hội Việt Mỹ xem các tờ báo Mỹ tặng và trưng bày ở đó, như tờ Thế Giới Tự Do, mà có lúc chúng ta xem xong thì đem ra làm bìa bao sách học cho khỏi dơ hay bị mau hư.
Các hình ảnh một nước Mỹ có tuyết trắng thơ mộng, xinh đẹp, núi non hùng vĩ, cây cối xinh tươi, đường sá rộng thênh thang và các xe “ Hoa Kỳ “ to lớn đã làm tôi nghĩ về một “ thiên đường “ mà không biết có khi nào mình sẽ đến đó. Làm sao đi Mỹ được nhỉ ? Thời buổi đó chỉ có một ước mơ là học cho giỏi rồi xin du học mà thôi ! Mà đâu có dễ !
Sau khi thi xong Tú tài II tại KT Cao Thắng tôi về Tam Kỳ thăm nhà và dặn một người bạn cùng lớp là khi đi xem nếu thấy tôi đậu thì đánh điện cho tôi hay. Năm đó là Hè 1970 ! Tôi may mắn là một trong ba học sinh đậu Bình, không có ai ưu hạng. Khi vào lại Sài Gòn, vì có kết quả đậu tốt , ý nghĩ xin du học của tôi bắt đầu nhúm lên và hy vọng. Do đó thỉnh thoảng tôi hay ghé lại Nha Du học, gần Thư viện Quốc Gia để tìm xin các học bổng và dò la tin tức. Một ngày đẹp trời kia khi tôi vừa chạy xe Honda tới thì gặp một anh đó không quen biết trước nhưng cũng cùng một tâm trạng...xin du học. Anh ta hất cằm hỏi tôi “ Bộ muốn xin du học hả ? Muốn đi Ý không ? “ ! Tôi hỏi lại anh ta :”Ý là ở đâu cha ? “. Anh ta nói :”Ý là La Mã, Đức Giáo Hoàng đó “. Tôi nói : “À, nước đó thì tôi biết “ .Thế là anh ta bảo tôi chạy theo anh đến Toà Đại Sứ Ý trên đường Pasteur. Dựng xe Honda và khóa kỹ càng , anh bạn mới này dẫn tôi vào bên trong một cách rành rẽ vì anh ta đã đến đây trước đó rồi.
Tôi vẫn còn nhớ cho đến bây giờ một người có lẽ là tùy phái bình thường, ngồi ngay ở cửa vô, thấy hai chúng tôi đi vào ông ta hỏi bằng giọng Bắc : “ Các cậu muốn gì ? “ Tôi thưa là cháu muốn xin đi du học qua Ý ! Ông ta xìa cho tôi một cái tập giấy như kiểu notebook bên này và bảo : “ Cậu điền đầy đủ tên tuổi vào đây, rồi trở lại sau một tuần lễ” . Tôi ngạc nhiên nên hỏi : “ Có vậy thôi hả Bác ? “. Ông ta hơi khó chịu trả lời : “ Ờ, đủ rồi, cậu về đi ! nhớ tuần tới trở lại nghe ! “.
Đúng một tuần sau tôi trở lại và cũng chính ông nhân viên đó đưa cho tôi cái gọi là “ giấy ghi danh “ viết toàn bằng tiếng Ý. Dĩ nhiên tôi không hiểu trên đó viết cái gì. Tôi đem về nhà đưa cho ông anh rễ là Kỹ sư Canh Nông biết tiếng Pháp tương đối khá. Nhưng ông ta vẫn không hiểu gì. Không biết bên Nha Du học lúc đó có ai hiểu tiếng Ý không ?
Sau này khi ra trường tại Đại Học Luigi Bocconi ở Milano, một Harvard của Ý Đại Lợi thì các chữ trên đó đâu có gì “ ghê gớm “ đâu. Nó chỉ nói tôi được ghi tên học tiếng Ý tại Đại học dành cho sinh viên ngoại quốc ở Perugia, một thành phố nhỏ , nhưng xinh đẹp, nằm không xa Rome về hướng bắc.
Tôi đem cái tờ giấy mỏng đó nộp vô Nha Du học và xin đi dạng tự túc. Tú tài Kỹ thuật hạng Bình, xin đi tự túc nên một tuần lễ sau là tôi có tên trên danh sách do Bộ Giáo Dục ký. Đời tôi có những cái “ duyên “ đáng nhớ. Gặp anh bạn không hề quen biết trước đó tại Nha Du học cũng là mộ cái duyên lớn trong đời tôi. Kể từ giây phút đó đời tôi đã đi qua một khúc quanh đáng kể. Những gì xảy ra sau đó, nói theo kiểu người Mỹ thì “ the rest is history ...”.
Thật vậy, kể từ ngày rời Việt Nam vào mùa Hè năm 1971 lên đường xa nhà, xa cha mẹ, anh em, tôi có ngờ đâu nửa thế kỷ sau ngồi tại California để viết về “ kỷ niệm xưa vẫn còn đó ...” cho Đặc San của trường Phan Châu Trinh , nơi 53 năm trước đây tôi rụt rè, lo âu bước vào phòng học của lớp Đệ Lục 4.
Ra nước ngoài hay ở lại Việt Nam sau biến cố đau thương 1975, ai trong chúng ta cũng có những kỷ niệm nối tiếp để chia sẻ với bạn bè. Ngày hội ngộ hôm nay 1 tháng 7 năm 2018 cũng sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ vì các cựu học sinh Phan Châu Trinh trước năm 1975 bây giờ ai nấy đã gần “ thất thập cổ lai hy “ !
Thành phố Vườn Cây, Quận Cam, Cali
Vincenzo Vovani
( ĐS Đại hội cựu học sinh PCT toàn thế giới kỳ IV tại California, ngày 1 tháng7 năm 2018 )
Đang vui vầy với Mẹ, bỗng chuông điện thoại reo. Bà cụ không vui với những cú điện thoại như vậy trong khi ông con trai đang cận kề bên bà. Cụ nghĩ, có điện thoại là có rủ rê, là có cà phê, cà pháo, la cà, là cụ từng giờ từng phút trông ngóng ông con trai mau về cận kề bên bà.
Ông Đạn Đạo, bạn học thuở hoa niên, muốn rủ ông con trai đi tham dự Lễ Giỗ Cụ Phan Châu Trinh tại Đà Nẵng. Ông cho biết có cô bạn Thương Thương từ Québec ( Canada ) về, cũng sẽ có mặt tại Lễ Giỗ Cụ Phan lần này.
Ông con trai cố thu xếp mọi việc cho Mẹ thật chu toàn rồi mới vội leo lên Honda do ông Đạn Đạo đến chở đi. Những tưởng buổi Lễ sẽ diễn ra tại sân trường Trung học Phan Châu Trinh, ai dè ông bạn lại chở thẳng đến nhà thờ Cụ Phan ở góc Ngã Năm thuở xa xưa.
Ba chúng tôi đến đúng lúc các con cháu của Cụ đang dùng bữa trưa. Thấy khách lạ, cả nhà nhìn chúng tôi ngạc nhiên. Ông Đạn Đạo là dân địa phương, đã nhanh trí giải thích lý do các học sinh Trường Phan Châu Trinh từ trước 1975,từ Canada và Mỹ về thăm quê, nhân tiện đến đây để xin thắp hương tưởng niệm Cụ.
Các con cháu liền thay y phục chỉnh tề để chứng kiến ba người khách dâng hương, tưởng niệm tổ tiên của họ.
Cô Thương Thương đứng giữa, hai ông đứng hai bên. Ông con trai chọn đứng bên phía vòng hoa mang hàng chữ : “Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh “. Ông con trai cũng chủ động niệm hương trước bàn thờ. Ông đề nghị với hai bạn là, sau khi niệm hương xong, cả ba cùng xá 4 xá, rồi mới cắm hương lên bát nhang.
Ông con trai niệm hương như sau :
Kính thưa anh linh Cụ Phan,
Chúng con là những học sinh của Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng từ trước 1975. Chúng con từ khắp nơi có dịp về lại Đà Nẵng và đến đây để thắp nén hương tưởng niệm công đức của Cụ nhân ngày húy kỵ. Đã 45 năm trôi qua, nhưng chúng con vẫn hằng nhớ bài hát Hiệu Đoàn thuở xưa :
“ Phan Châu Trinh người chiến sĩ quốc gia bất diệt đã từng hy sinh tranh đấu cho Nhân Quyền...”
Kính thưa anh linh Cụ Phan,
Trong ước muốn theo đuổi lý tưởng cao cả của Cụ là hy sinh tranh đấu cho nhân quyền, chúng con xin thắp nén hương tưởng niệm công đức của Cụ .”
Sau Lễ Niệm Hương, chúng tôi chụp vài tấm hình lưu niệm. Gia đình ân cần mời dùng trà. Chỉ có cô Thương Thương đại diện ở lại để tiếp chuyện. Ông Đạn Đạo vội chở ông con trai về trả cho Bà Cụ kẻo Cụ trông chờ.
Cách tưởng niệm công đức tiền nhân cụ thể nhất là noi gương tiền nhân bằng cách tiếp tục theo con đường hy sinh tranh đấu cho lợi ích dân tộc mà tiền nhân đã vạch ra.
Võ Ý
( Corona, 04-2009 )
( ĐS Kỷ Niệm Trường Xưa. Đại hội cựu học sinh PCT toàn thế giới kỳ I. Ngày 05-07-2009 Santa Ana, CA )
Trên chuyến xe lửa tốc hành từ Suttgart qua Paris, tôi ngồi trầm ngâm, lơ đãng nhìn qua khung cửa tàu. Những cánh đồng phủ đầy tuyết trắng chạy ngược về phía sau. Bầu trời một màu xám đục. Lại một mùa đông ! Mới đó mà đã 35 mùa đông qua ! Nhớ ngày đầu mới đến nước Đức cũng vào một sáng mùa đông lạnh giá như hôm nay. Mùa đông của năm xưa dài lê thê và lạnh khủng khiếp đối với những người tị nạn cộng sản mới sang như tôi.
Lát nữa đây, sau bốn giờ tàu chạy, tôi sẽ gặp lại anh bạn học Phan Châu Trinh thân tình ngày nào. Anh tên Thiệt. Dân Bắc Kỳ 54 , hiền khô, nhà nghèo, sống trong xóm đạo Thanh Bồ Đà Nẵng. Tuy cùng chung nhau trong xóm đạo, nhưng gia đình anh là dân di cư theo đạo Phật.
Đầu thập niên đó, chúng tôi cùng vào Đệ thất Phan Châu Trinh. Tôi mến anh qua sự chững chạc và hiền lành của một cậu học trò nhỏ, thứ nữa lại là con nhà nghèo.
Tôi ở gần Chợ Mới, muốn đến anh chơi, phải đạp xe xuống cuối đường Trưng Nữ Vương, bên phải là Cổ Viện Chàm, xế bên trái là trường Sao Mai, ở giữa trước mặt là công viên nhỏ ghế đá và vườn bông. Từ đây, nhắm hướng đường Độc Lập đạp thẳng, qua nhà thờ Chánh Toà, nhà sách Độc Lập, chợ Hàn, nhà sách Sông Đà, qua khỏi hai rạp chiếu bóng lớn, đến Lycée Pascal, trường dạy theo chương trình Pháp độc nhất của thành phố. Cuối cùng là đầu đường Độc Lập, nơi giao lưu với đường Bạch Đằng nối dài từ bến Cảng qua. Tại ngã ba này, băng qua bãi cỏ rộng là đến xóm đạo Thanh Bồ, nằm dọc theo đường Đống Đa tiếp nối, nơi người Bắc di cư 54 vào miền Nam tìm tự do, được chính quyền đương thời phân định cho lập thành làng xóm ở nơi này.
Cũng như bao nhiêu nhà khác, nhà anh với mái tôn, vách ván. Người mẹ tần tảo bán buôn tại chợ nhỏ nuôi con ăn học.
Sau chính biến 1963, gia đình anh rời Đà Nẵng vào Nam. Chúng tôi hết cùng nhau gặp mặt. Hình ảnh của anh bạn Bắc Kỳ vẫn đậm nét trong tôi.
Năm năm sau ngày mất nước, tôi đến định cư tại xứ sở tự do và đẹp đẽ này. Sau những tháng năm tị nạn, như bao nhiêu đồng hương khác, rồi cũng đến ngày tạm gọi là an cư lạc nghiệp.
Lúc còn đi làm, đến mỗi kỳ nghỉ hè, tôi thường qua tắm biển tại miền Nam nước Pháp. Cũng đôi khi qua Ý, hay Tây ban Nha, nhưng thường là Pháp.
Thật là thú vị khi tung tăng khắp “ mẫu quốc” , nơi mà ngày xưa chỉ biết qua sách học và báo chí, đâu có dám mơ đến một ngày mình được đặt chân tới nơi đây.
Hàng năm vào các dịp nghỉ dài hạn, tôi thích lái xe rong ruỗi từ Rouen miền Bắc, qua Nantes, dọc theo thung lũng các sông Loire, sông Rhône đến miền Nam Pháp, qua các thành phố Lyon, Bordeaux, Toulouse, Montpellier, Marseille...cứ nghĩ rằng mình như “ mông xừ “ Vincent trong sách “ Cours de langues et de Civilisation francaises của G. Mauger mà thầy Vĩnh Vinh đã dạy mình hồi thời Đệ thất, Đệ lục.Vào một kỳ nghỉ hè, tôi đang nằm trên bãi biển Cavalaire-sur-Mer , gần Saint – Tropez, chung quanh toàn là tây đầm. Có một anh chàng tóc đen cứ đi qua đi lại trên bãi cát liếc nhìn tôi. Tôi thấy anh ta quá quen. Cố lục tìm trong trí nhớ. À ra là Thiệt, anh bạn Bắc Kỳ cùng học chung lớp ngày nào. Cặp mắt và khuôn mặt đó thì không lầm vào đâu được, tuy ngày nay anh có da có thịt hơn và trắng trẻo ra. Tôi mĩm cười làm bộ không biết ai, lơ đãng nhìn mây nước xa xa. Cuối cùng như không chịu được, anh ghé vào chỗ tôi ngồi dưới cây dù che nắng và hỏi bằng tiếng Tây :
- Xin lỗi...Ông có phải là người Việt Nam ?
Tôi trêu lại bằng tiếng Việt :
- Xin lỗi...ông có phải là anh Bắc Kỳ 54 ?
Chàng trố mắt nhìn tôi một hồi, rồi với giọng Hà Nội năm xưa :
- Có phải anh Nhất người Đà Nẵng không ?
Hai chúng tôi ôm choàng lấy nhau, kéo lên quán nước gần bãi, uống bia 33 , kể nhau nghe chuyện đời đã qua.
Chuyện đời anh cũng giản dị như chuyện đời của bao thanh niên Việt khác cùng lứa tuổi. Mẹ con vào Biên Hoà lập nghiệp từ ngày ấy. Xong Trung học anh tình nguyện vào Quân Đội. Sau mấy năm đánh đấm, bị thương và giải ngũ. Về lại Biên Hoà buôn bán làm ăn. Tháng 4 năm 1975, theo kinh nghiệm của dân Bắc Kỳ di cư, anh nhanh chân dọt lẹ. 1954, mẹ anh dẫn anh theo đoàn người vượt tuyến xuôi Nam tìm đất sống. 1975, anh dẫn mẹ theo đoàn người vượt biển tìm tự do. Định cư tại Pháp, cần cù làm ăn, cưới vợ, sinh con. Lúc tình cờ gặp lại tôi , anh cũng đang cùng vợ con từ Paris xuống nghỉ hè tại đây .
Từ ngày về hưu, mỗi lần qua Paris, tôi thường đi bằng tàu hoả. Tuổi đời chồng chất nên tay chân không còn lanh lẹ, mắt không còn nhìn tỏ so với lúc còn trai trẻ . Như hôm nay cũng vậy, đi chuyến tàu sớm, dự định sẽ ăn cơm trưa tại Paris. Tôi hẹn qua chơi với anh bạn mấy ngày cuối tuần, sẵn ghé quận 13 mua vài món ăn Tàu, Việt đem về.
Chúng tôi bây giờ cùng sắp bước vào tuổi mà người xưa cho là hiếm. Không biết các cụ ngày xưa vào tuổi này đi đứng có phải chống gậy hay chưa ? Chứ tụi tôi có lẽ nhờ dinh dưỡng đầy đủ nơi xứ người, nên đi lại vẫn còn vững vàng lắm. Bằng chứng là ở Paris chúng tôi nhảy bắt Métro đi cùng khắp mà không thua ông Tây bà Đầm nào.
Anh ở vùng Ivry-Sur-Seine. Từ Gare de l’Est tôi xuống Métro để đến nhà anh theo như những lần đi trước đây. Chuyến xe nào cũng đông nghẹt người. Métro Paris lúc nào cũng chẳng vậy ! Không còn chỗ trống, tôi phải đứng. Một tay bấu vào thành vịn, một tay lo giữ trolly nhỏ đựng vài ba áo quần và đồ dùng thường ngày. Người lắc lư theo chuyến tàu chạy, mắt lơ đãng nhìn bảng vẽ các tuyến đường trên thành xe. Bỗng có tiếng của một cô gái trẻ đang ngồi trước mặt, giọng đầm :
-“ Ông có thể ngồi vào chỗ tôi đây ! “
Vừa nói cô vừa đứng dậy nhường chỗ ngồi cho tôi. Tôi mĩm cười và gật đầu :
- “ Cám ơn cô nhiều lắm. Cô tử tế quá ! “
Nói xong, tôi ngồi sà xuống chỗ cô bé vừa mới đứng dậy. Tưởng rằng đây chỉ là một trong nhiều cô đầm tốt bụng mà tôi thường gặp trong Métro, nên chỉ nhìn cô thoáng qua trong đôi mắt già.
Khi đã yên chỗ, hai chân kẹp chiếc trolly, hai tay bây giờ rãnh rỗi, lấy cặp mắt kiếng lão trong túi áo ra mang vào . Lơ đãng nhìn thiên hạ. Khi liếc đến cô bé, tôi giật mình ! Theo phản ứng tự nhiên, vội ngoảnh mặt qua chỗ khác.
Lẽ nào ?...Lẽ nào ?...Tôi tự hỏi thầm nhiều lần. Nhìn lại cô bé lần nữa. Cô ta khoảng 16, 17 tuổi. Gương mặt của người Á châu. Ăn mặc theo kiểu thiếu nữ Âu châu, đầu đội béret màu tím than, khăng choàng quàng quanh cổ cùng màu, tóc cắt ngắn,quần jean. Mantel ngắn màu đen thời trang, giày da cao cổ, vai mang túi xách lớn. Lúc nào cũng nhìn vào Iphone với ngón tay bấm bấm liên hồi.
Tôi giật mình bởi vì cô ta giống y hệt người em gái Nam Kỳ của tôi hồi 50 năm về trước. Từ đôi mắt, sống mũi cho đến cặp môi mọng đỏ trên chiếc miệng hơi móm xinh xinh kia ! Ôi! Người đâu sao mà giống nhau lạ kỳ !
Năm đó là hè cuối năm Đệ tứ. Sau khi thi xong rãnh rang và lòng thời hân hoan với mãnh bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp đầu đời. Tôi chuẩn bị đón cô em gái của một người bạn trai ở Sài Gòn ra Đà Nẵng thăm gia đình người anh cả là quân nhân đang làm việc tại đây. Anh bạn nhờ tôi đưa cô em đi đây đó cho biết ít nhiều về xứ Quảng.
Em nhỏ hơn tôi hai tuổi. Lần đầu gặp em tôi đã có cảm tình ngay.Miệng lúc nào cũng cười tươi và đặc biệt với một giọng nói ngọt ngào của người miền Nam.
Thời gian này tình hình chiến sự đã nổ lớn dần, các vùng xa không mấy an ninh nên tôi chỉ đưa nàng đi chơi xa lắm là Vĩnh Điện, Hội An, còn không chỉ là Ngũ Hành Sơn , đến Tiên Sa, Nam Ô, qua Phước Tường, đến Túy Loan. Đa phần là quanh quẩn trong thành phố.
Một lần, định đưa nàng vào quán kem Diệp Hải Dung gần Ngã Năm, đối diện với rạp chiếu bóng Lido. Nàng không dám vào vì thấy nhiều người mặc đồ lính trận quá. Chúng tôi phải qua một quán kem khác gần đó. Hôm ấy gọi cho nàng ly kem 5 màu . Nhìn nàng mím môi ăn những muỗng kem ngọt lạnh, tôi thấy như đâu đây có những làn gió mát thoang thoảng thổi qua.
Những làn gió mát của những ngày hè đến rồi lại bay xa. Hết hè nàng về lại Saì Gòn. Những tuần trước đó, tôi mang một tấm hình mà tôi đã chụp cho nàng trong mấy lần đi chơi, qua Non Nước, mướn người thợ đẽo tượng tạc một tượng bán thân nhỏ cỡ gang tay. Tượng bằng đá cẩm thạch, đặc sản của Ngũ Hành Sơn. Tượng tuy không giống nàng lắm, nhưng cũng phảng phất hình ảnh cô bé gái Nam Kỳ. Nàng nhận món quà lưu niệm với vẻ ngạc nhiên đầy thích thú.
Những ngày hè năm đó sao qua đi nhanh quá ! Hình như chưa có một mùa hè nào của thuở học trò mà hoa phượng lại thắm đỏ bằng mùa hè năm ấy.
Ba năm sau, vào Đại học Sài Gòn, tôi tìm đến thăm nàng. Cô nữ sinh trường Lê Văn Duyệt bé bỏng ngày nào nay đã là cô gái xinh đẹp với nụ cười luôn nở trên môi và giọng nói càng ngọt ngào hơn, dễ làm mềm lòng người.
Ngày tháng trôi qua, tôi vẫn luôn là người anh đáng kính của nàng. Và nàng luôn vẫn là cô em gái dễ thương của tôi. Đó là giới hạn bề ngoài . Còn bên trong lòng tôi thì giới hạn này có lẽ toả rộng xa hơn, nhưng chưa một lần bày tỏ.
Tết Mậu Thân, giặc vào thành phố. Đây cũng là mốc thời gian thay đổi đời tôi. Rời giảng đường đại học vào quân trường Thủ Đức. Ra đi mút mùa, lăn lóc trong rừng đánh giặc quên ngày tháng. Đêm đêm thấy đồng đội chụm nhau nghe tiếng Dạ Lan trong làn sóng điện. Tôi thừa nhận cô này có giọng nói thật nhẹ nhàng, êm ái, nhưng sánh sao bằng giọng nói ngọt ngào của người em gái miền Nam của tôi.
Nhiều năm sau, một lần về phép Sài Gòn, tôi tìm đến nhà nàng. Nhưng gia đình nàng đã dọn nhà đi nơi khác ! Hỏi thăm không ai biết đi đâu ? Tôi biệt tin nàng từ dạo đó.
1975 ! Thua trận. Tan cuộc chiến. Cũng như bao nhiêu đồng đội khác, tôi bị lùa vào Trại Tập Trung. Hơn bốn năm tù mà không tội, về lại Sài Gòn, tìm đường vượt biên. Cuối cùng được tàu Cap Anamur vớt đem về Đức. Số vẫn còn hên !
Mộy hành khách ngồi kế bên tôi đứng dậy, rời chỗ để ra cửa xe xuống trạm. Cô bé thấy chỗ trống nên ngồi xuống cạnh. Mĩm cười chào tôi và hỏi làm quen :
- “ Thưa..ông mới đi xa về hay từ vùng khác đến Paris chơi ?
Tôi cười trả lời :
-“ Tôi từ bên Đức sang “
Cô ta hỏi tiếp:
-“ Tôi cũng có vài lần qua bên đó...” Ngừng một lát cô hỏi tiếp :
-“ Hình như ông là người Việt ?
Tôi gật đầu. Cô ta nhanh nhẩu nói :
-“ Tôi cũng là người Việt “.
Tôi liền chuyển sang tiếng Việt :
- “ Thế chắc cháu nói được tiếng Việt ?
- “ Dạ. Ở nhà ba má cháu đều nói tiếng Việt với con cái nên tụi cháu cũng rành chút đỉnh.
-“ Gia đình cháu cũng ở...
Trong khi tôi đang suy nghĩ để nhớ tên vùng thì cô lẹ làng trả lời :
-“ Dạ, nhà cháu ở quận 13.
-“ Ba mẹ cháu… Tôi định hỏi thêm về gia đình cô ta, nhưng nghĩ lại thấy như vậy không nên. Mới quen với người ta, sao mình lại tò mò muốn biết nhiều quá. Thấy tôi đang định nói lại ngưng, nên cô ta cúi nhìn vào Iphone, tiếp tục nhấn nhấn quẹt quẹt.
Tôi thì thầm : lạ quá ! Sao lại giống nhau thế nhỉ ? Trong đầu tôi thoáng nhanh một bài tính : Cô ta tuổi khoảng 16, 17, chấp tối đa là 20 đi, thì ba mẹ cô cũng phải là 40 tới 45. Bà nội hay bà ngoại của cô cũng phải độ tuổi 65 đến 70. Nếu cô là cháu nội hay cháu ngoại của người em gái năm xưa của tôi...thì em năm này cũng đà 67 ! Nhếch môi cười thầm và tự khen mình già rồi mà tính toán còn khá nhanh ! Tôi gật đầu và nói nhỏ : Đúng vậy !...Đúng vậy ! ...
Cô bé tưởng tôi muốn nói gì với cô ta, nên ngẩng đầu chờ đợi. Thấy tôi lơ mơ nhìn đâu đâu nên cũng làm thinh. Một hồi lâu sau, cô ta quay sang tôi :
_ “ Cháu phải xuống trạm tới. Chúc ông có những ngày vui tại Paris. Cháu chào tạm biệt ông “
Cô đưa tay bắt tay tôi và đi lần ra cửa xe. Tôi nhìn cô đi khuất trong dòng người lên xuống. Hình bóng người em gái năm xưa như ẩn như hiện trước mắt.
Buổi tối, ngồi trong quán nước cạnh bờ sông Seine, tôi kể cho anh bạn nghe chuyện gặp cô bé trong Métro lúc trưa trên đường về. Anh bạn luôn miệng nói :
“ Ừ ! Biết đâu đấy ! Biết đâu đấy...cô bé có thể là cháu của bà em gái Sài Gòn của anh khi xưa .”
Tôi lại càng hoang mang thêm.
Đến ngày về lại Đức. Buổi sáng tôi lang thang vào khu chợ buôn bán sầm uất của người Việt tại Quận 13. Hàng quán kéo dài quanh các con đường của khu phố. Mỗi lần ghé Paris, trước khi về thế nào tôi cũng dành một buổi để ghé lại đây ăn uống và mua sắm. Đến xế trưa bụng đói, tạt vào một quán bán hủ tiếu Mỹ Tho ở góc đường. Cũng đã lâu lắm rồi tôi chưa có dịp được ăn món nầy. Cậu chủ mang đến một tô hủ tiếu bự,bốc khói, đầy tôm thịt. Rau giá, hành hẹ, ớt chanh đầy bàn. Rất ngon miệng. Ăn xong tôi gọi thêm một ly cà phê sữa đá đúng điệu Sài Gòn, dù bên ngoài trời se lạnh. Người tính tiền lại là cô chủ quán. Với giọng miền Nam cô nói :
- “ Hết thảy là mười hai Euro, thưa bác !
-“ Hủ tiếu ngon quá ! Lại thêm ly cà phê sữa đá đậm đà hết sẩy... Vừa nói vừa ngước nhìn cô ta. Tôi chợt giật mình khựng lại . Thấy tôi ngập ngừng với vẻ mặt bối rối, cô cười :
-“Bác có thắc mắc gì không hở bác ? Tụi cháu buôn bán ở đây ai cũng biết rõ ...
- “ Không, không...Bác không thắc mắc gì cả... Tôi ngập ngừng một hồi rồi tiếp “ Bác chỉ thấy cháu quen quen...
- Thì bác đi chợ ngang qua đây nhìn thấy tụi cháu hoài, riết thành quen ,phải không bác ? “ Cô nhoẽn miệng cười.
- “ Không... Tôi ngập ngừng...có phải cháu là mẹ của bé gái mà bác gặp trong Métro cách nay mấy hôm...” Nói đến đây tôi ngưng, lại lắc đầu. Mình rõ là lẩm cẩm. Người ta buôn bán tối ngày ở đây làm gì biết chuyện Métro...
Bỗng từ ngoài đi vào cô bé hôm nào, đến chỗ chúng tôi và nói :
“ Thưa ông, chắc ông còn nhớ cháu ?
- “ À ! Cháu bé Métro ! Vì không biết tên nên tôi gọi vậy.
- “ Thưa má, đây là ông bên Đức con quen mấy hôm trước, khi con đi học về “
Cô chủ quán xoay qua tôi giới thiệu :
- “ Cháu Lily, con gái lớn của chúng tôi “. Rồi cô nói với con gái :
-“ Con vào phụ giúp ba đi.
Tôi cười :
“ Hai mẹ con giống y hệt nhau.
- “ Dạ ! Ở đây mọi người ai cũng nói vậy. Nhưng mà cháu nó giống bà ngaọi cháu nhiều hơn.
Tôi gật đầu thầm nghĩ những điều mình phán đoán trước đây có phần đúng rồi, nhưng muốn chắc hơn nên hỏi thêm :
- “ Cháu ở Paris đã lâu năm ?
- “ Dạ lúc trước gia đình cháu ở Nantes. Hồi mới qua cháu làm hãng, ảnh cũng làm chung. Hai đứa phải lòng nhau. Năm rồi hãng xưởng bấp bênh nên cho nhân viên nghỉ bớt. Tụi cháu thấy vậy nên lãnh một số tiền bồi thường, rồi về đây sang quán làm ăn .
-“ Vợ chồng cháu giỏi quá ! Làm hãng cũng được mà mở quán cũng xong.
-“ Ngày xưa má cháu dạy cháu cách nấu hủ tiếu này đó bác ”.
Tôi lần mò hỏi tới :
-“ Trước 75 cháu ở Sài Gòn ?
-“ Dạ không ! Gia đình cháu ở Mỹ Tho
-“ Anh em cháu cùng ở đây ?
- “ Anh em cháu ở tứ tung bác ơi ! Dân vượt biển mà ! Một người ở Mỹ, một người ở Úc. Ai cũng có con cái đầy đàn.
-“ Chắc ông bà cụ...
-“ Dạ... ba cháu mất từ lâu. Còn má cháu mất cách nay ba năm.
Lòng tôi chùng xuống. Như có một làn gió lạnh từ đâu thổi tới. Cô chủ quán chắc cũng nhận ra được sự thay đổi trên nét mặt của tôi. Cô kể tiếp :
- “ Từ khi ba cháu mất, má cháu về ở với đứa em út của cháu ở Vĩnh Long trước khi qua đời. Lúc sinh thời, tụi cháu có đốc ba má cháu qua ở với tụi cháu, nhưng ông bà không chịu đi.
- “ Ba má cháu quê quán Mỹ Tho ?
-“ Dạ chỉ có Ba. Con nghe má cháu kể lại , thời xa xưa má cháu sống cùng ông bà ngoại và mấy cậu ở Sài Gòn. Sau vì làm ăn thất bại nên ông bà ngoại đưa cả gia đình về Mỹ Tho....”
Tôi bồi hồi xúc động. Không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng đây là con gái của Phượng, người mà lúc tình cờ gặp cháu Lily trong Métro, hình bóng nàng luôn hiện ra trong tâm tưởng tôi.
-“ Phải má cháu tên Phượng ?
- “ Uả sao bác biết ?
-“Ừ ! Khi xưa má cháu và bác có chút thân tình.
Cô ta quay mặt vào phía trong, nói lớn như mừng rỡ :
-“ Anh ơi ! Lily ơi! Ông bác đây là người quen thân lúc trước của bà ngoại nè !
Tôi thật tình kể hết mọi chuyện giữa bà ngoại của Lily và tôi. Chuyện năm nẩm năm xưa, khởi đi từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước...
Hôm đó tôi đã bỏ lỡ chuyến tàu đêm trở về Đức. Như tôi đã một lần bỏ lỡ cơ hội với người em gái miền Nam của tôi ngày xa xưa.
Hoàng Bá Nhứt
( PCT 1960-67 )
(ĐS Kỷ niệm Đại hội cựu học sinh PCT Đà Nẵng toàn thế giới kỳ 3 , 2015 tại Hoa Kỳ )
[ t-p : - Võ Công, Trương Văn
Thương (đã mất), Huỳnh Phước Toàn ( đã mất) , Nguyễn diệu Liên Hương, Trần Nhật Ngân ( Nhạc sĩ Nhật Ngân,đã mất)
- Trần thị Ngọc Tuý, bà xã của Huỳnh Phước Toàn, chị Trần thị Ngọc Bích ( đã mất), bà xã của Trần Nhật Ngân. ]
Phan Châu Trinh, Đà Nẵng 1958
(“Trường Xưa 2”,kỷ yếu cựu học sinh PCT nk 1956-63 )
[ t-p : Thầy Tịnh Đức( đã mất ) Nguyễn hữu Lân ( đã mất), Thầy Khánh Hỷ, Trần Duyệt Tảo ( đã mất) , và Võ Văn Mại ]
( Anh Trần Ngọc Hội thuộc thế hệ PCT đầu tiên)
Họp mặt ở Đà Nẵng 2013
(t-p :- đứng:(?), Đặng t Thành, Tôn Nữ Như Hảo, Ngô t Kim Oanh Phạm t Đàm, Lê t Trang
- ngồi : Nguyễn t Ái, Nguyễn văn Khánh, Kim Chi )
t-p : - ngồi : Lương Mậu Cường ( đã mất), Nguyễn Hoàng, Trần Anh Tiến.
- đứng : Chương, Phạm Quý Giao, Bửu Uyển,Nguyễn Phúc.
( Ảnh của NP )
( 1942 - Jan 13/ 2009 )
( Anh Trần Ngọc Hoàn thuộc thế hệ PCT đầu tiên)
Tại Fletcher Cove Beach Park, California, Sept 7, 2015.
Họp Mặt PCT toàn thế giới kỳ I tại California , tháng 7, 2009.( một ngày trước đại hội)
Thầy Tịnh Đức Tôn Thất Toản và bạn học cũ cùng lớp :
( p-t : - Phan Thanh Hoà
- Võ t Hồng Đoá, Bùi thị Hồng Vân, Lê t Cử, Phan t Thu Liên, Thầy Tịnh Đức, Phạm t Quỳnh Chi, Phan t Thu Hà )
Họp Mặt Phan Châu Trinh toàn thế giới kỳ I Tháng 7 năm 2009 tại California.
Cô Nguyễn Thị Hoàng Oanh & học trò cũ
(t-p : Phan t Thu Liên, Tạ Minh Nguyệt, Cô Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Nguyễn diệu Liên Hương, Phan t Thu Hà , chị Trương Thị Phi Ánh, thân hữu )
Họp Mặt ở Đà Nẵng ( 1989 )
( P-T : - Ba Mẹ của Huỳnh thị Thương
- Điềm, Huỳnh t Thương, Nguyễn t Thêm , Lê t Quý Phẩm, Thầy Trần Đại Tăng, Châu t Yến Loan,Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Văn Tham, Bích.
- Nguyễn Thiếu Dũng, Cao Ngọc Trãn )
Họp Mặt PCT Ngày 4 tháng 2 năm 2018 tại California.
Cô Nguyễn Thị Hoàng Oanh (đã mất ) và học trò cũ.
(t-p : Cô Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Hồng Đoá , Bích Đào và Phan Thanh Hoà )
PCT Đà Nẵng, năm 1958
t-p : - Cô Đặng thị Liệu ( đã mất), Cô Lê khắc Ngọc Quỳnh
- Cô Chín (Bà Trần đình Chín,đã mất ), Cô An Hà Châu( t-p : Võ Thiệu, Đào Bạch Thạch, Huỳnh t Phú, Phan t Thu Hà, (?), Võ t Hồng Đoá,Ngô Phước An, Phan t Thu Liên, Đinh t Kim An )
Thầy Trần Đại Tăng (1937 - 06/08/2015 )
( Thầy Trần Đại Tăng,Đà Nẵng, ngày 24 tháng 10, 2005 )
Cô Nguyễn thị Hoàng Oanh ( 1937-1/1/2024 )
Cô Hoàng Oanh , ngày Họp Mặt Phan Châu Trinh toàn thế giới kỳ I tại California, tháng 7/2009)
t- p : Đỗ Anh Tiến , Lương Mậu Cường ( đã mất ), Bùi t Hồng Vân, Nguyễn Phúc ( ảnh của PN )
Thầy Nguyễn Bá Việt ( Sài Gòn, tháng 5, 2001 )
Đà Nẵng , năm 1961
Trần thị Ngọc Trai -Trần thị Ngọc Tuý , Trần thị Ngọc Bích
Bãi biển Nha Trang, Hè 1961 Ngọc Tuý ,Ngọc Bích ,Ngọc Trai
(Hai chị Ngọc Trai & Ngọc Bích : thế hệ PCT đầu tiên. Ngọc Tuý : thuộc PCT nk 1956-1963)
Họp Mặt của cựu học sinh Phan Châu Trinh & Hồng Đức tại Toronto, ngày 27 tháng 7, 2008.
Cô Lê khắc Ngọc Quỳnh (ngồi chính giữa hàng thứ hai )
Họp Mặt của cựu học sinh Phan Châu Trinh & Hồng Đức tại Toronto, mùa Hè 2012 ( Ảnh của BVT )
Thầy, Cô Nguyễn Đăng Ngọc .
( Phía sau, t-p :Minh Nguyệt Bích Đào, Quỳnh Chi,Liên Hương,Diệu Lan ; ảnh của PQC)
Họp Mặt Kỷ niệm 50 năm thành lập trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng, tháng 11,2002 tại California.( t-p : Nguyễn Ngọc Ái, Huỳnh t Phú, Phan t Thu Hà, Nguyễn diệu Liên Hương, Phan t Thu Liên, Võ t Hồng Đoá, Trịnh t Diệu Lan, Nguyễn Tuấn.
Sư Tịnh Đức Tôn Thất Toản, Ngô Phước An .)
( t-p : - hàng đứng : Phan văn Gà ,(?),(?),(?), thầy Đặng Như Đức , thầy Nguyễn Thanh Trầm, (?), (?), Kim Dung, Nguyễn Tuấn
- hàng ngồi : Lê t Bạch Nga, Ngô t Phước Hạnh, (?), Nguyễn diệu Liên Hương, Võ t Hồng Đoá.)
( Ảnh trong “ Trường Xưa 2, năm 2017, Kỷ yếu cựu học sinh PCT Đà Nẵng, nk 1956 - 1963 )
Ảnh 1 : t-p :Trần thị Ngọc Tuý, Lê thị Ngọc Lâm
Ngày Đệ Lục Phan Châu Trinh, niên khoá 1957 - 1958
t-p :Nguyễn diệu Liên Hương, Trần thị Ngọc Tuý,.Lê thị Ngọc Lâm ( phía trước )
Trần thị Ngọc Bích ( 1939 - 2023 )
chị Ngọc Bích, thuộc thế hệ PCT đầu tiên
Họp mặt tất niên tháng 1/1964 Đệ nhất A ( PCT 1963-64 )
T-P: Hàng trước : Trần t Nga, Châu t Yến Loan, Võ t Hồng Đoá, Nguyễn t Em, Nghiêm t Kim Ngân, Tôn nữ Như Hảo, Đào t Thái, Huỳnh t Phú
Hàng sau: Phan t Thu Liên, Hồ t Minh Châu, Phan t Thu Hà, Nguyễn t Ái, Đặng t Thành, Lưu t Lựu
* Ngô tất Thẩm và Nguyễn Quang Trung ( người cầm mặt nạ con cọp )
1/ t-p : Thầy Tịnh Đức Tôn Thất Toản và bằng hữu.
- hàng đứng sau : Phạm t Quỳnh Chi, Võ t Hồng Đoá, Phan t Thu Liên, Huỳnh t Phú, Phan Thanh Hoà, Phan t Thu Hà.
2 / - Trịnh t Diệu Lan, Bùi t Hồng Vân , Lê t Cử, Huỳnh t Phú, Võ t Hồng Đoá, Phạm t Quỳnh Chi
- Phan t Thu Liên, Nguyễn diệu Liên Hương, Phan t Thu Hà.
Họp Mặt các trường Trung Học Đà Nẵng tại California ( July 4th 2001 )
1/ Thầy cựu Hiệu trưởng PCT Nguyễn Đăng Ngọc và học trò cũ t-p : Ngô t Phước Khánh, Phạm t Quỳnh Chi, Lê văn Cần.
2/ Cô Phạm Bội Hoàn, thầy Trần Hữu Duận, cô Nguyễn thị Hoàng Oanh, cô An Hà Châu , Phạm t Quỳnh Chi, (?).
3/ t-p : Lâm Xuân Phong, Nguyễn t Xê, Trịnh t Diệu Lan, Phạm t Quỳnh Chi, Nhạc sĩ Trần Nhật Ngân, Sư Tịnh Đức Tôn Thất Toản.
Họp Mặt Trung Học Đà Nẵng tại California ( July 4th 2001)Cô Phan Mộng Hoàn ( hàng đầu từ phía trái )
Họp Mặt tại Đà Nẵng ngày 11 tháng 8, 2002 .
t-p :- Hàng ngồi :Huỳnh t Thương, thầy Trần Đại Tăng, Cao Ngọc Trãn, (?)
- hàng đứng :Nguyễn Văn Tuyến, Ngô thế Phiệt, Mai Gia Kim Tri, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tham, Võ Hoà , Bích
Họp Mặt bằng hữu cũ ( Đà Nẵng năm 2000 ; ảnh của Cttn PH )
t-p :- hàng ngồi : Thái, Phạm t Tuyết Nhung, Công tằng Tôn Nữ Phương Huệ
- hàng đứng :(?), Lộc, Phụng Hồng , Lê t Hỷ, Hoàng t Vụ, …..(?)
Trường PCT, tháng 10,2005
Họp Mặt của cựu học sinh PCT liên lớp 1967 -1974 ,( năm 2000 tại ĐN ) có được sự hiện diện của các Giáo sư cũ :
Các Thầy Lê Long Viên, Hà Công Bê ,Trần Đại Tăng , Hoàng Bích Sơn, Trần Trọng Huấn, Lâm Sĩ Liêm và hiền thê .
( Ảnh của Nguyễn Thế Hùng, Toronto ( cựu học sinh lớp 12B4, PCT 1973-74)
3/ trong sân trường xưa
Ảnh 2 : T-P : Châu t Yến Loan , Nguyễn t Ái ( Thuỳ An ) , Lưu t Lựu, Võ t Hồng Đoá,Đào t Thái ( Kim Hài ), Nguyễn t Em, Đặng t Thành (Đan Thanh ), Huỳnh t Phú, Nghiêm t Kim Ngân, Tôn Nữ Như Hảo, Trần t Nga.
Ảnh 3 : T-P : Hồ t Minh Châu, Phan t Thu Hà,Tôn Nữ Như Hảo, Phan t Thu Liên, Nghiêm t Kim Ngân, Nguyễn t Em, Võ t Hồng Đoá, Trần t Nga .
Đại Hội Toàn Thế Giới Kỳ V, California 9 tháng 7 năm 2023
Cựu học sinh Phan Châu Trinh đồng hát bài “Hiệu Đoàn Ca Phan Châu Trinh.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Ban tổ chức tặng hoa cho các cựu giáo sư Phan Châu Trinh. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Ông Võ Văn Thiệu (trái) và ông Phan Ứng Thời. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Ông Trương Công Lập (trái) và ông Huỳnh Tuấn. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
1 / Lớp 10B1 PCT, niên khoá 1973-74
2/ Cô Phan Mộng Hoàn và học sinh 8B3 , 15 năm sau gặp lại năm 1986
( sau lưng Cô MH là Sơn Lai,Sơn Lồi,Ngọc Toàn…
cạnh Cô là Ng.Thế Dung, Trần Công Đức, Lê Công Tâm )
Họp Mặt Liên Trường Đà Nẳng - 2019
Thầy Hiệu trưởng Ngô Văn Chương và nữ sinh Đệ Nhị A PCT ( nk 1962-63 ) , tại trại Hè toàn trường cuối niên khoá 1962-63.
Just found from Archive
Nhóm bạn Đệ tứ 2 , nơi bờ sông Hàn, trước khi nghỉ Hè 1961 ̣( Ảnh của PTD )
Lớp Đệ tứ 2 (nk 1960-61 ) trước cổng trường PCT, ngày cuối năm học. (Ảnh của PNC )
Lý Tuyết Ánh , trong đêm Liên Hoan tất niên của trường Phan Châu Trinh, 1955
( Hình trong album kỷ niệm của hai chị Ngọc Trai & Ngọc Bích)
Lý Tuyết Ánh, Đà Nẵng 1955
Thanh Thảo, Đà Nẵng 29 tháng 5,1956
( Hình trong album kỷ niệm của hai chị Ngọc Trai & Ngọc Bích)
Thầy Trần Ngọc Quế (x) và lớp Đệ tứ 2, PCT ngày cuối niên khóa 1960-61
Lớp Đệ tứ 2 PCT niên khoá 1960-61, ngày cuối năm học.
Lớp Đệ ngũ PCT nk 1953-54
Trần thị Ngọc Trai lãnh phần thưởng Danh dự ,lớp Đệ lục
Trại Hè toàn trường PCT tại Lăng Cô, Hè 1958
Lễ Quốc Khánh 26-10-1960 Việt Nam Cọng Hoà
x : Cô Hoàng Mộng Liên và các nữ sinh hoá trang trên xe hoa PCT:
Trái sang phải :Hàng trước : Ngô Vương Hoàng ( người thứ ba)
Hàng sau :Nguyễn thị Phượng ( bà Triệu Ẩu )
Trần thị Hà ( bà Trưng Trắc )
Phạm thị Quỳnh Chi ( bà Trưng Nhị)
Nữ sinh PCT trong buổi diễn hành Lễ Hai Bà Trưng , ĐN 1956
Cô Vũ thị Kim Hường và các nữ sinh Đệ thất & Đệ lục PCT, Tết Giáp Ngọ 1954
Liên Hoan tất niên PCT, 1955
Thầy Bửu Thiếc & nữ sinh lớp Đệ tứ PCT du ngoạn Non Nước , ngày 17-2-1955
Trần thị Ngọc Trai (1937 - 2005)
Thầy Cao Huy Hoá và Lớp Đệ Nhất B, PCT niên khoá 1964-1965
Lớp Đệ Nhị B , PCT niên khoá 1966-1967
Lớp Đệ ngũ PCT niên khoá 1953-1954
Ngọc Túy, Bãi biển Nha Trang, ngày về 1965
Ngọc Túy, Saigon 1965
Vườn bách thảo Sài Gòn , 1965 ( hàng ngồi : hai cḥị Ngọc Trai và Ngọc Bích, thuộc thế hệ̣ PCT đầu tiên )
Ngọc Túy, New South Wales / Australia
Chiều thứ bảy, nơi cổng trường Phan Châu Trinh , mùa Hè 1963. ( Ảnh của KQN )
Trại Hè PCT năm 1963
Từ trái qua phải:
Minh Châu, Thu Thảo,Kim Quy,Minh Mận, Cô Kim Thành, (?) ( Ảnh của KQN )
Đệ tứ 2 , PCT nk 1960-1961.Ngày cuối năm học, nơi bờ sông Hàn ,1961 ( Ảnh của PNC )
Từ trái qua phải :
Hàng 1 :
Phan Văn Chín, Phạm Ngọc Chấn,Nguyễn ( hay Trần ? ) Xuân Quang, Nguyễn Văn Quảng, Phan thị Thu Liên, Phan thị Thu Hà, Phạm thị Duyệt, Nguyễn thị Lạc Giao, Hoàng Thu Hồng,Nguyễn Đăng Khoa, Đỗ Ngọc Lệ, Khương Đại Lượng, Đinh Văn Thìn.
Hàng 2 :
Trần Bích Ngang ,Đặng Kim Hùng,Mai Văn Đính ,Huỳnh Sáo
Hàng 3 :
Lê Đình Hải, Mai Xuân Lương, Lê Khả Trính, Nguyễn Thiếu Ưng, Trần Đình Thắng, Huỳnh Lô, Trần Thiệt, (?), Cao Ngọc Trãn
Dệ Nhất A PCT 1963 - 1964
Lớp học đầu tiên của trường Trung học Phan Châu Trinh (1952-1954) tại trường Nam tiểu học Đà Nẵng
PCT 1957-64
PCT 1957-64 - Bãi biển Tiên Sa 64
Đệ Tứ PCT năm 1955
Một cựu PCT 1954-60 ??
Phạm Ngọc Chấn, 1961 (PCT 1957-1964)
Đội bóng rổ và bóng tròn Đệ nhị C, NK 61-62
Đệ tứ 2 ( nk 1960-61) Lần du ngoạn Mỹ Khê 10/1960
Hàng đứng :( từ trái qua phải ) Mai Văn Độ, Huỳnh Mai Tính,Huỳnh Sáo, Trần Bích Ngang (?), Trần Đình Thắng, Trần Khánh Dũng, Thầy Nghĩa , Lê Khả Trính ,Tôn Thất Toản, Cao Ngọc Trãn ( đứng phía sau) Nguyễn Thiếu Ưng ( đội mũ trắng), Đỗ Ngọc Lệ, Lê Văn Chơn, Võ Văn Mại ( đội nón ) , ( ?), Nguyễn Văn Quảng (đội nón ).
Hàng ngồi : ( trái qua phải ) - 5 người ngồi hàng phía sau : Trần Minh Tài ,Đinh Văn Thìn, Mai Xuân Lương, Huỳnh Lô ,Trần (hay Nguyễn ?) Xuân Quang
Hàng ngồi phía trước : Trần Minh Xuyên, Khương Đại Lượng, Phạm Ngọc Chấn, Từ Văn Xin, Lê Tự Rô, Nguyễn Thị Thêm, Phạm thị Quỳnh Chi, Châu thị Yến Loan, Nguyễn Thị Bích Lan, Nguyễn thị Ái, Lê Thị Trang, Phan Thị Thu Hà, Hoàng Thu Hồng, Phạm Thị Duyệt, Phan Thị Thu Liên .
Hình chụp lại trong ĐS 57-64.
Cao Ngọc Trản, bác sĩ mất vì bệnh; Lê Khả Trính, VB Đà Lạt, BĐ Quân, tử trận; Trần Văn Hội, tử trận ;
Trương Công Tránh bị VC tử hình sau 75 vì tham gia trong lực lượng Phục quốc ở Nam Yên (vùng Bà Nà núi Chúa).
Khi lớn lên bắt đầu cắp sách đến trường, tôi học vỡ lòng tại một trường làng ở gần đình Thành Mỹ, quận Tam Kỳ. Cô giáo là bà chị con ông bác của tôi là cụ V.N.C. Nhưng rồi thay vì “ xuống “ Quán Rường, theo học trường tiểu học của xã Kỳ Mỹ lúc bấy giờ, tôi lại về ở với ông bà ngoại ở làng Kim Đới, xã Kỳ Anh và rồi đậu bằng “ thành chung “ ở đó. Nghe nói có bằng thành chung chắc quí vị tưởng tôi già lắm. Bằng thành chung thì vào thời Pháp thuộc kia. Nói cho vui vậy chứ tôi đậu bằng tiểu học vào năm chót của thời Đệ Nhất Cọng Hoà, tức là Hè năm 1963.
Sau đó, tôi thi đậu vào lớp Đệ thất của trường Trần Cao Vân ( TCV ) Tam Kỳ, cho niên khóa 1963-64. Vào thời đó, thi vào đệ thất ( tức là lớp 6 bây giờ ) cũng chua cay lắm chứ không phải dễ.
Các bạn tôi đứa nào không học vững về toán và các môn khác thì rớt như chơi, vì sĩ số học sinh được nhận vào có giới hạn. Đã có một vài nơi tổ chức luyện thi vào đệ thất lúc bấy giờ.
Thi rớt thì ra học trường tư, xem không có “ oai “ gì cả mà cha mẹ lại phải trả học phí. Lúc ấy các thầy cô dạy trường công thì phải tốt nghiệp sư phạm, nên trên nguyên tắc họ phải dạy giỏi hơn mấy ông thầy trường tư dạy giờ, đôi khi họ học chưa xong cử nhân, hoặc chỉ có vài chứng chỉ.
Khi tôi vào trường Trần Cao Vân , ôi tôi thấy nó nguy nga và to lớn làm sao,. Tôi còn nhớ lúc đó, có một ông thầy trước khi giảng bài, ông khuyên chúng tôi nên cố gắng học hành vì “ các em phải hiểu rằng các em được may mắn học trong một trường ốc khang trang, có hai lớp cửa sổ “. Lúc ấy tôi nhìn ra cửa sổ và thấy ông thầy nầy nói đúng ghê, quả là tôi đang ở trong một lớp học đầy đủ tiện nghi, phòng học có thêm một lớp cửa sổ bằng kính , ngoài cửa sổ lá sách bằn gỗ, khác xa với các trường làng nhà quê !
Năm sau tôi chuyển ra Đà Nẵng, sống với chị tôi, lúc ấy vừa được bổ về làm việc tại nhà thương chính của thành phố trên đường Hùng Vương. Từ trường công này chuyển qua trường công khác không có gì trở ngại cho lắm. Thế là tôi vào học lớp Đệ lục 4 cho niên khóa 1964-65 của trường Phan Châu Trinh ( PCT ).
Chị tôi thuê một căn nhà trên đường Nguyễn Hoàng, trong một con hẽm nhỏ, đi kế bên Bà Đệ bán nem tré, mà ở Đà Nẵng ai cũng biết. Lúc đó đối diện với nhà Bà Đệ người ta chưa xây thương xá đa khoa. Đó chỉ là một khoảng đất trống nếu tôi nhớ không lầm.
Từ nhà đến trường PCT, tôi đi bộ mỗi buổi sáng trên đường Nguyễn Hoàng, đi qua nhà thờ Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ, qua đường Cô Giang, rồi qua trường Nam Tiểu học, băng qua đường thì vào đến trường PCT.
Lớp Đệ lục 4 của tôi năm đó được sắp xếp ở giữa dãy nhà chính, nằm gần cột cờ của trường. Tôi còn nhớ cái cảm tưởng đi trong một hành lang dài và rộng thênh thanh để đến lớo học. Tôi ngồi ở cuối lớp và gần kề cửa ra vào.
Trai gái lúc đó còn học chung với nhau, chưa có trường Hồng Đức cho nữ sinh. Phòng học thì rộng rãi với một tấm bảng đen rộng và dài, so với cái bảng đen nhỏ xíu lúc tôi còn học ở Tiểu học. Có hai người thầy mà tôi còn nhớ tên là thầy T.N.Q và thầy T.Q.B.
Thầy Q.thì nay không còn nữa, nhưng thầy T.Q.B thì hiện ở LaVerne, California. Tôi còn nhớ thầy T.Q.B sao giỏi Anh văn đến thế ? Ông cầm quyển sách English For Today mà đọc lưu loát lại pha chút giọng Anh hay Mỹ gì đó đối với chúng tôi lúc ấy làm tôi bái phục khả năng Anh ngữ của thầy quá trời. Tôi còn nhớ ông đi chiếc xe Vespa thì phải, chạy đậu ngay trước văn phòng, rồi đi thẳng vào phòng giáo sư nằm ỡ dãy nhà bên trái của trường. Cái hình ảnh đó đẹp vô cùng lúc ấy đối với bọn học trò chúng tôi.
Mỗi khi đổi môn học,các thầy cô thay nhau về lớp mình. Học trò thì yêu kính thầy, thầy thì dạy hết lòng và có nhiều tư cách của một nhà mô phạm. Đời sống của giáo sư tương đối đầy đủ và có địa vị trong xã hội. So với thời nay nền giáo dục dưới chế độ CS, chuyện viết ra trên kể như tiểu thuyết, nhưng đó là sự thật .
Tôi học ở PCT một năm , thì năm sau lại chuyển qua trường khác, tuy đã là học sinh của PCT thì ở Đà Nẵng tương đối là “ ngon nhất “ rồi. Nhưng ba mẹ tôi thấy tôi có năng khiếu về kỹ thuật vì lúc nhỏ tôi hay tự chế đồ chơi cho chính mình, vì làm gì có nhiều đồ chơi như con trẻ bây giờ, nên khuyến khích tôi thi vào trường Kỹ thuật Đà Nẵng ( KTĐN ).
Khi đến thăm trường KTĐN, tôi thích quá. Trường mới xây được có mấy năm nên trông còn mới, với một lối kiến trúc tân kỳ. Trường có văn phòng rộng rãi, có nhiều dãy lầu cho các lớp học ngăn nắp, có nhà xưởng đủ các ngành nghề với máy móc tối tân. Ở giữa trường có cả một sân bóng rổ cho học sinh chơi, lúc đó không biết tại sai tôi không học chơi môn thể thao này, chắc là không mua nổi trái banh bóng rổ chăng ? Trường lại có thêm một ông Mỹ làm cố vấn , lo giúp đỡ cho trường lúc ban đầu.
Tôi trúng tuyển kỳ thi vào lớp Đệ ngũ trường KTĐN với hạng ba và được cấp học bỗng cho một năm. Lúc đó tôi còn nhớ số tiền học bổng này đã giúp tôi sống cả năm mà không cần xin tiền ba mẹ. Vừa chuyển qua KTĐN thì tôi lại đi ở trọ vì chị tôi đã xin về Sài Gòn làm việc tại bộ Y tế. Tôi trọ tại một nhà người quen, gần trường KTĐN . Lúc đó người Mỹ đã vào Đà Nẵng rất đông. Bà chủ nhà năm đó có nuôi thêm mấy người Phi Luật Tân qua làm việc cho hãng RMK.
Đến giờ ăn, tôi được phép ngồi chung bàn với mấy anh Phi làm công nầy, nhưng vốn liếng Anh văn tôi lúc đó chỉ có mấy câu, nên cũng không trao đổi gì với nhau được nhiều. Năm sau tôi lại dời đến nhà một người quen khác nằm trong vùng đất sát biển Thanh Bình. Đi đường Khải Định, chạy ra biển đến cuối đường, quẹo trái thì vào khu này. Tôi còn nhớ ở đầu hẽm có căn nhà khang trang của thầy T.T.D.K., lúc trước làm hiệu trưởng trường TCV. Sau đảo chính 1-11-63, thầy về dạy trường PCT.
Khu đất nầy tôi nhớ vào những năm đó, ai đến trước thì cắm đại, chiếm đất, xây nhà, rồi biến thành nhà đất của mình. Đa số là dân từ vùng quê bị CS chiếm đóng chạy về đây tìm cách sinh sống. Sau này có lẽ chính phủ Việt Nam Cọng Hoà cũng hợp thức hóa cho các vị được may mắn này.
Cuối đường Khải Định, trước khi ra biển Thanh Bình, tôi còn nhớ có một quán bán nước ngọt, nước đá chanh nằm bên tay phải, trước khi quẹo qua các con đường khác vào khu nhà lúc ấy cho Mỹ thuê rất nhiều. Tại quán này tôi và chú em V.K.G., con một ông chú, đã nhiều lần ngồi uống nước đá chanh bên nhau nhìn xe cộ qua lại, bụi bặm thì bay tung, vì con đường chưa được tráng nhựa.
Ở trọ tại Đà Nẵng, có lúc tôi phải đi ăn cơm tại quán cơm học sinh, nằm trên đường Độc Lập, gần bên Hội Việt Mỹ. Quán cơm này tương đối sạch sẽ và món ăn thì chỉ có vài món đơn giản gồm một canh,một xào và cơm trắng. Giá thì rất rẻ, chỉ kẹt là phải đạp xe từ biển Thanh Bình đến đây, tương đối xa.
Nhờ có việc phải đến đây ăn mà tôi có nhiều dịp ghé qua Hội Việt Mỹ để đọc báo,nhất là tìm cho được tờ Thế Giới Tự Do . Cũng trong tờ báo này mà tôi được biết phi hành gia John Glenn Jr bay vòng quanh trái đất . Ôi hình ảnh của phi hành gia nầy làm tôi ngưỡng mộ nước Mỹ quá trời, lại thêm những hình ảnh đẹp đẽ của nước Mỹ làm tôi thấy đây là thiên đàng của nhân loại.
Trong khu vực biển Thanh Bình nầy tôi đã có cả thảy ba chỗ khác nhau trong vòng ba năm. Mỗi lần đi học về, buổi chiều đi bộ dọc theo bờ biển nhìn thấy các tàu chiến của Mỹ đổ neo đậu ngoài xa. Ban đêm các con tàu nầy lấp lánh ánh sáng trông rất đẹp mắt và cảm thấy an tâm cho cuộc chiến gìn giữ tự do lúc bấy giờ. Có lẽ đây là những con tàu thuộc Đệ thất hạm đội của Mỹ.
Lúc ấy tôi chưa biết nhiều về những mưu lược của chính sách do Hoa Kỳ đang bày vẽ ra cho dân Việt Nam. Vì vậy tôi cứ tưởng rằng sức mạnh quân sự như thế thì làm sao nghĩ đến phản bội và bỏ chạy được.
Vì là học sinh kỹ thuật nên chúng tôi phải mang theo bảng vẽ cho môn kỹ nghệ họa. Tấm bảng tương đối to , đi bộ thì mang theo trên tay cũng nhọc nhằn lắm , chưa kể còn phải mang theo sách vở khác. Hôm nào đi xe đạp thì tôi để cái bảng vẽ trên ghi- đông, hai tay kẹp bảng vẽ ở hai đầu.
Trời mưa là cả một cực hình cho đám “ áo xanh “ chúng tôi, những hôm nào có môn kỹ nghệ hoạ. Tôi còn nhớ những hôm có văn nghệ để kỷ niệm những ngày lễ lớn, trường KTĐN tổ chức trên một sân khấu tương đối khang trang, nằm ngay dưới lầu của các lớp học.
Năm Mậu Thân 1968, tôi về Tam Kỳ ăn Tết với gia đình và đã chứng kiến nhiều cảnh đau thương do cuộc tấn công của Cọng Sản vào thành phố, tuy rằng cường độ không như ở Đà Nẵng, Sài Gòn hay những nơi khác lúc đó. Tôi đã nhìn thấy các nhà thường dân bị liệng lựu đạn hay pháo kích gây ra cảnh chết chóc, thật thê lương cho đồng bào vô tội.
Mùa Thu năm 1968 tôi rời miền Trung vào Sài Gòn học tại trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Lại một lần nữa chuyển từ trường công này qua trường công khác. Đây là ngôi trường thứ tư và cũng là ngôi trường chót của tôi trong những năm còn ở trung học.
Tại đây tôi có dịp học môn kỹ nghệ họa với một giáo sư mà trước kia đã từng dạy ở trường KTĐN. Toán thì tôi học thầy P.T.D.người có khuyết tật, đi xiên vẹo một bên, nhưng thầy chạy xe gắn máy cũng như ai.
Cũng tại trường Cao Thắng này, tôi đã lần đầu tiên nếm mùi cay lựu đạn do các cuộc biểu tình của các cậu học sinh tranh đấu lúc bấy giờ tạo ra.
Dĩ nhiên tôi đứng bên lề của các nhóm phản chiến này và chỉ muốn được yên để học hành. Lúc ấy tôi đã biết rằng những việc xáo trộn ở hậu phương kiểu đó chỉ làm tổn hại đến cuộc chiến đấu chung của quân lực Việt Nam Cọng Hoà mà kết quả như chúng ta đã nhìn thấy ngày hôm nay.
Tuy không thể nào nhớ hết nổi những kỷ niệm về bốn ngôi trường mà tôi đã “ mài đũng quần “ ở đó, nhưng mỗi lần nhắc đến Trần Cao Vân, Phan Châu Trinh, Kỹ Thuật Đà Nẵng hay Cao Thắng Sài Gòn ,tôi vẫn bùi ngùi nhớ về, thầy, cô bạn cũ dù mỗi nơi tôi chỉ “dừng lại “ có một vài năm. Bạn bè có lẽ ít ai còn nhớ đến tôi, chỉ trừ một số nhỏ. Nhưng tôi tự hào nơi “ mô “ tôi cũng có bạn, và đó là niềm vui cho tôi mỗi lần nghĩ về thời trung học của mình.
Garden Grove, California mùa Xuân Kỷ Sửu 2009
Võ Phú Viên
@ vpv31609
( ĐS Kỷ niệm Trường Xưa, Đại hội cựu học sinh PCT toàn thế giới kỳ I ngày 05.07.09 tại Santa Ana , California )